Bất bình đẳng giai cấp


NGUYÊN NHÂN

Bất bình đẳng giai cấp là sự không ngang bằng nhau về cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân trong cùng một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội với nhau về địa vị kinh tế, chính trị, uy tín xã hội, điều kiện sống...

- Như ta đã biết, chế độ tư hữu ra đời, bất bình đẳng về lợi ích kinh tế nảy sinh trong nội bộ công xã, đó chính là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp. Vậy nên bất bình đẳng giai cấp ra đời trước hết dựa trên sự bất bình đẳng về kinh tế.

- Nguyên nhân thứ hai là từ sự bất bình đẳng về quyền lực chính trị, uy tín xã hội.
VD: Trong những tổ chức công xã nguyên thủy, những người có địa vị như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công xã.

Có thể thấy 2 yếu tố kinh tế - chính trị luôn song hành cùng nhau, tạo nên sự khác biệt cơ bản nhất giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội: giàu - nghèo, địa vị cao - địa vị thấp.

- Một nguyên nhân khác nữa chính là việc tiếp cận những cơ hội trong cuộc sống, đây là cơ sở khách quan của bất bình đẳng giai cấp và nó có mối quan hệ mật thiết với hai nguyên nhân trên.
VD: “Người giàu thì ngày càng giàu lên, còn người nghèo thì lại cứ nghèo đi” – Đó được gọi là Hiệu ứng Matthew. Hiệu ứng này lý giải rằng, với những người vốn đã có ưu thế (Ví dụ: Nền tảng gia đình, học vấn, môi trường giáo dục tốt,…), thì họ lại có nhiều khả năng nhận được những cơ may đặc biệt để thành công hơn nữa. Ưu thế vì vậy sẽ được tích tụ dần, sự bất công càng gia tăng.




HẬU QUẢ

Khi sự phân hóa giai cấp ngày càng cao, sự bất bình đẳng giữa các giai cấp ngày càng lớn thì nhà nước ra đời và làm sâu sắc thêm sự khác biệt giữa các giai cấp, hình thành nên giai cấp thống trị - giai cấp bị trị trong xã hội (một hình thức cao hơn của sự phân hóa lợi ích giữa các giai cấp xã hội).
VD: Ví dụ điển hình của sự bất bình đẳng giữa các giai cấp là thời kì Mạc phủ Tokugawa (Nhật Bản)
  Thời kỳ này, xã hội chia thành hai giai cấp: võ sĩ (phong kiến) và nông dân cùng với hai tầng lớp khác là thợ thủ công và thương nhân.  Theo quy định của Mạc Phủ thì các giai tầng ấy chia thành 4 đẳng cấp, bốn bậc thang xã hội khác nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp là võ sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
  Sự phân chia này dựa vào một thứ lý luận cho rằng,
- Võ sĩ là đẳng cấp cao nhất vì họ là người cầm quyền, chịu đựng gánh nặng quốc gia, đem lại nhiều điều tốt đẹp cho đất nước. Họ bao gồm hầu hết các giai cấp phong kiến, chiếm nhiều đất đai và quản lý nơi họ chiếm giữ. Giống như ở Tây Âu, giai cấp võ sĩ Nhật cũng chia nhiều thứ bậc và ràng buộc với nhau bằng hệ tôn chủ- bồi thần.
- Nông dân là những người sản xuất chủ yếu đem lại tài sản, của cải. Họ là tầng lớp đông đảo nhất, chiếm 80% dân số, Mạc phủ ban hành chính sách “khống chế thân phận” và “ nhóm 5 nhà” theo đó nông dân không được bỏ ruộng đất , không được đổi nghề. Thuế mà họ phải nộp là 6/10. Họ không được mặc quần áo bằng lụa, không được uống rượu và không được ở nhà sàn lợp ngói. Đời sống vô cùng cực khổ.
- Địa vị thấp kém hơn cả là tầng lớp công thương: họ phải chịu những chính sách hạn hẹp, hà khắc, và bị khống chế bởi chính sách “khống chế thân phận”.    

    Tầng lớp chiến binh samurai (võ ) là tầng lớp cao quý nhất trong xã hội thời Mạc phủ.


Ngày nay
hậu quả của bất bình đẳng giai cấp biểu hiện rõ qua sự bất bình đẳng về kinh tế, hố sâu ngăn cách giàu nghèo, kéo theo đó là bất bình đẳng trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như điều kiện làm việc, sức khỏe, nhà ở, giáo dục, pháp lý...






CÁCH KHẮC PHỤC

- Tuyên truyền, thúc đẩy việc thực hiện quyền nhân quyền của mỗi cá nhân, để mỗi người tự ý thức và bảo vệ được quyền lợi của mình
- Phổ cập giáo dục để nâng cao trình độ dân trí, để cho mọi công dân không phân biệt giai cấp, tầng lớp nào đều có cơ hội học tập và tiếp cận gần hơn nhiều cơ hội tiềm năng khác
- Có các chính sách hỗ trợ phát triển ở các vùng khó khăn
- Tăng mức lương tối thiểu của người lao động.
 Thiết kế hệ thống thuế thu nhập sao cho có thể thu được thuế đúng và đủ nơi tầng lớp giàu và siêu giàu trong xã hội (tăng thêm thuế đánh vào tầng lớp giàu có)
Giảm tình trạng tham nhũng, lãng phí trong xã hội
- Tuyên truyền kiến thức để người dân không có sự phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội, chế độ đẳng cấp...

Comments