Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hóa tinh thần người Việt. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo ngoại nhập đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước.
Chính sức mạnh truyền thống đó đã thúc giục người thanh niên giàu nhiệt huyết đi tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Thứ hai, đó là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái. Truyền thống này hình thành cùng sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Đến những năm đầu của thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa giai cấp, nhưng truyền thống này vẫn rất bền vững. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy sức mạnh truyền thống này mà nhấn mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
+ Thứ ba, Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Tinh thần lạc quan, trong muôn gian nguy vẫn động viên nhau “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh thần lạc quan đó.
+ Thứ tư, Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, nên cũng là một dân tộc ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại. Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, nhân dân ta đã biết chắt lọc, tiếp thu cái tốt, cái hay, cái đẹp của nhân loại tạo nên những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
b) Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từ nhỏ Hồ Chí Minh đã hấp thụ một nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài Người đã không ngừng làm giàu trí tuệ mình bằng tinh hoa văn hóa nhân loại. Khi đấu tranh, Người viết văn Anh, văn Pháp sắc sảo như một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhu cầu “tự bạch” thì Người lại làm thơ bằng chữ Hán. Đó là nét đặc sắc trong sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông-Tây ở Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng văn hóa phương Đông:
Nho giáo chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như: tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ v.v.. là những điều thường bị Hồ Chí Minh phê phán, bác bỏ. Nhưng Nho giáo cũng có nhiều yếu tố tích cực như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đó là ước vọng về một xã hội an ninh, hòa mục, một thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân, dưỡng tính; đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn, kế thừa, cải tạo cho phù hợp để phục vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”[1].
Phật giáo là một tôn giáo, có mặt tiêu cực là duy tâm, tuyệt đối hóa sự vận động của thế giới mà không thấy tính đứng im tương đối của vạn vật, nên chỉ thấy một thế giới huyễn, ảo, giả tồn tại. Nhưng Phật giáo cũng có những mặt tích cực đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tư duy, hành động và cách ứng xử của người Việt. Đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác, chống lại mọi sự phân biệt đẳng cấp; đề cao lao động, chống lười biếng “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”; Phật giáo Việt Nam - thiền phái Trúc Lâm - chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc. Đó là những điều để lại dấu ấn sâu sắc trong gia đình Hồ Chí Minh và bản thân Người.
Ngoài ra, trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh còn chứa đựng tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử, Tôn Trung Sơn v.v..
Là người mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.
- Tư tưởng văn hóa phương Tây
Hồ Chí Minh đã sống chủ yếu ở châu Âu, và ngay tại các trung tâm văn hóa lớn nhất của phương Tây, nên chịu ảnh hưởng rất sâu rộng nền văn hóa dân chủ cách mạng của phương Tây.
Khi còn học ở trường Tiểu học Đông Ba, rồi vào học ở Quốc học, Nguyễn Tất Thành đã làm quen với văn hóa Pháp, đặc biệt rất ham mê tìm hiểu Đại cách mạng Pháp 1789.
Khi ra nước ngoài, những tháng năm sống tại Mỹ, Người đã sống ở New York, làm thuê ở Bruclin và thường đến thăm khu ở của người da đen tại Haclem, Người đã rất chú ý đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người được ghi trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776.
Năm 1913, khi sang Anh, Người đã gia nhập công đoàn thủy thủ, cùng giai cấp công nhân Anh tham gia các cuộc biểu tình, đình công bên bờ sông Thêm-dơ.
Cuối năm 1917, Người đến sống và hoạt động tại Pari, trung tâm văn hóa và nghệ thuật của châu Âu. Tại đây, Người đã có thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ Pháp.
Tại Pháp, với nghề làm báo, Người phải nhanh chóng làm chủ được ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Người tiếp xúc với các tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Vonte (Voltaire), Rutxô (Rousseau), Môngtecxkiơ (Montesquieu),.. những lý luận gia của Đại cách mạng Pháp 1789, như “Tinh thần pháp luật” của Môngteckiơ, “Khế ước xã hội” của Rutxô,.. Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng Pháp đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người.
Ngoài ra, Người còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Người có thể tự do hội họp, tham gia đảng phái, ra báo, phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của mình trước dư luận Pháp, phê phán bọn quan lại, vua chúa của nước mình và cả bọn thống sứ, toàn quyền Pháp tại Đông Dương. Người còn học được cách làm việc dân chủ ngay trong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phôbua (Faubourg), trong sinh hoạt chính trị của Đảng Xã hội Pháp, nhất là không khí tranh luận ở Đại hội Tua (tháng 12/1920).
Tóm lại, được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và được sự cổ vũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M.Casanh (M.Cachin), P.V.Cutuyariê (Couturier), G.Môngmutxô (G.Monmousseau),.. Người đã từng bước trưởng thành. Trên hành trình cứu nước, Người đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa gặt hái, vừa gạn lọc, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
c) Chủ nghĩa Mác-Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh với một vốn tri thức chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người đã nhận ra rằng, các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tựu trung chỉ xoay quanh hai đường lối quân chủ hay dân chủ, hai phương pháp cách mạng hay cải lương. Cả hai đường lối và hai phương pháp ấy đều không thỏa mãn được yêu cầu giải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một lực lượng quốc tế.
Trong 10 năm đầu (1911-1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã hoàn thiện cho mình một vốn văn hóa, chính trị và vốn sống thực tiễn phong phú, tạo thành một bản lĩnh trí tuệ mà không một nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam nào vào thời ấy có thể so sánh được. Cái bản lĩnh ấy đã giúp Người tiếp thu, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam một cách trung thành mà không sao chép.
Thứ hai, khác với các nhà trí thức tư sản phương Tây, khi đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin là đến với một học thuyết nhằm giải quyết những vấn đề về tư duy hơn là hành động, Nguyễn Ai Quốc đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Người tâm sự “Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên.. Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình.. Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp là vì các “ông bà” ấy đã đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì thì tôi chưa hiểu. Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III”[2].
Tác phẩm của Lênin, “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” đã chỉ rõ mối quan hệ gắn bó, thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa. Nhờ nó, Người đã tìm thấy “con đường giải phóng của chúng ta” và từ Lênin, Người đã trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn.
Thứ ba, khi đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã tiếp thu phương pháp nhận thức mac-xit, đồng thời theo lối “đắc ý, vong ngôn” của phương Đông. Người vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển.
Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Chủ nghĩa Mác-Lênin, những phạm trù của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin; đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú Chủ nghĩa Mác-Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do và xây dựng xã hội mới.
Chủ quan là hoạt động của con người nói chung, của những tập đoàn xã hội, giai cấp, đảng phái và của từng con người. Nó xuất phát từ bản thân mỗi chủ thể, là điều kiện tiên quyết trong mỗi hành động của con người. Yếu tố chủ quan trong hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm ở hai đặc điểm chính.
Chính sức mạnh truyền thống đó đã thúc giục người thanh niên giàu nhiệt huyết đi tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Thứ hai, đó là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái. Truyền thống này hình thành cùng sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Đến những năm đầu của thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa giai cấp, nhưng truyền thống này vẫn rất bền vững. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy sức mạnh truyền thống này mà nhấn mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
+ Thứ ba, Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Tinh thần lạc quan, trong muôn gian nguy vẫn động viên nhau “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh thần lạc quan đó.
+ Thứ tư, Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, nên cũng là một dân tộc ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại. Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, nhân dân ta đã biết chắt lọc, tiếp thu cái tốt, cái hay, cái đẹp của nhân loại tạo nên những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
b) Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từ nhỏ Hồ Chí Minh đã hấp thụ một nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài Người đã không ngừng làm giàu trí tuệ mình bằng tinh hoa văn hóa nhân loại. Khi đấu tranh, Người viết văn Anh, văn Pháp sắc sảo như một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhu cầu “tự bạch” thì Người lại làm thơ bằng chữ Hán. Đó là nét đặc sắc trong sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông-Tây ở Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng văn hóa phương Đông:
Nho giáo chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như: tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ v.v.. là những điều thường bị Hồ Chí Minh phê phán, bác bỏ. Nhưng Nho giáo cũng có nhiều yếu tố tích cực như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đó là ước vọng về một xã hội an ninh, hòa mục, một thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân, dưỡng tính; đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn, kế thừa, cải tạo cho phù hợp để phục vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”[1].
Phật giáo là một tôn giáo, có mặt tiêu cực là duy tâm, tuyệt đối hóa sự vận động của thế giới mà không thấy tính đứng im tương đối của vạn vật, nên chỉ thấy một thế giới huyễn, ảo, giả tồn tại. Nhưng Phật giáo cũng có những mặt tích cực đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tư duy, hành động và cách ứng xử của người Việt. Đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác, chống lại mọi sự phân biệt đẳng cấp; đề cao lao động, chống lười biếng “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”; Phật giáo Việt Nam - thiền phái Trúc Lâm - chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc. Đó là những điều để lại dấu ấn sâu sắc trong gia đình Hồ Chí Minh và bản thân Người.
Ngoài ra, trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh còn chứa đựng tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử, Tôn Trung Sơn v.v..
Là người mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.
- Tư tưởng văn hóa phương Tây
Hồ Chí Minh đã sống chủ yếu ở châu Âu, và ngay tại các trung tâm văn hóa lớn nhất của phương Tây, nên chịu ảnh hưởng rất sâu rộng nền văn hóa dân chủ cách mạng của phương Tây.
Khi còn học ở trường Tiểu học Đông Ba, rồi vào học ở Quốc học, Nguyễn Tất Thành đã làm quen với văn hóa Pháp, đặc biệt rất ham mê tìm hiểu Đại cách mạng Pháp 1789.
Khi ra nước ngoài, những tháng năm sống tại Mỹ, Người đã sống ở New York, làm thuê ở Bruclin và thường đến thăm khu ở của người da đen tại Haclem, Người đã rất chú ý đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người được ghi trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776.
Năm 1913, khi sang Anh, Người đã gia nhập công đoàn thủy thủ, cùng giai cấp công nhân Anh tham gia các cuộc biểu tình, đình công bên bờ sông Thêm-dơ.
Cuối năm 1917, Người đến sống và hoạt động tại Pari, trung tâm văn hóa và nghệ thuật của châu Âu. Tại đây, Người đã có thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ Pháp.
Tại Pháp, với nghề làm báo, Người phải nhanh chóng làm chủ được ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Người tiếp xúc với các tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Vonte (Voltaire), Rutxô (Rousseau), Môngtecxkiơ (Montesquieu),.. những lý luận gia của Đại cách mạng Pháp 1789, như “Tinh thần pháp luật” của Môngteckiơ, “Khế ước xã hội” của Rutxô,.. Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng Pháp đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người.
Ngoài ra, Người còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Người có thể tự do hội họp, tham gia đảng phái, ra báo, phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của mình trước dư luận Pháp, phê phán bọn quan lại, vua chúa của nước mình và cả bọn thống sứ, toàn quyền Pháp tại Đông Dương. Người còn học được cách làm việc dân chủ ngay trong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phôbua (Faubourg), trong sinh hoạt chính trị của Đảng Xã hội Pháp, nhất là không khí tranh luận ở Đại hội Tua (tháng 12/1920).
Tóm lại, được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và được sự cổ vũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M.Casanh (M.Cachin), P.V.Cutuyariê (Couturier), G.Môngmutxô (G.Monmousseau),.. Người đã từng bước trưởng thành. Trên hành trình cứu nước, Người đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa gặt hái, vừa gạn lọc, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
c) Chủ nghĩa Mác-Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh với một vốn tri thức chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người đã nhận ra rằng, các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tựu trung chỉ xoay quanh hai đường lối quân chủ hay dân chủ, hai phương pháp cách mạng hay cải lương. Cả hai đường lối và hai phương pháp ấy đều không thỏa mãn được yêu cầu giải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một lực lượng quốc tế.
Trong 10 năm đầu (1911-1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã hoàn thiện cho mình một vốn văn hóa, chính trị và vốn sống thực tiễn phong phú, tạo thành một bản lĩnh trí tuệ mà không một nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam nào vào thời ấy có thể so sánh được. Cái bản lĩnh ấy đã giúp Người tiếp thu, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam một cách trung thành mà không sao chép.
Thứ hai, khác với các nhà trí thức tư sản phương Tây, khi đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin là đến với một học thuyết nhằm giải quyết những vấn đề về tư duy hơn là hành động, Nguyễn Ai Quốc đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Người tâm sự “Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên.. Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình.. Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp là vì các “ông bà” ấy đã đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì thì tôi chưa hiểu. Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III”[2].
Tác phẩm của Lênin, “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” đã chỉ rõ mối quan hệ gắn bó, thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa. Nhờ nó, Người đã tìm thấy “con đường giải phóng của chúng ta” và từ Lênin, Người đã trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn.
Thứ ba, khi đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã tiếp thu phương pháp nhận thức mac-xit, đồng thời theo lối “đắc ý, vong ngôn” của phương Đông. Người vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển.
Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Chủ nghĩa Mác-Lênin, những phạm trù của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin; đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú Chủ nghĩa Mác-Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do và xây dựng xã hội mới.
Chủ quan là hoạt động của con người nói chung, của những tập đoàn xã hội, giai cấp, đảng phái và của từng con người. Nó xuất phát từ bản thân mỗi chủ thể, là điều kiện tiên quyết trong mỗi hành động của con người. Yếu tố chủ quan trong hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm ở hai đặc điểm chính.
Comments
Post a Comment