Câu 3: Phân tích phạm trù tổ chức xã hội ? Phân biệt giữa tổ chức xã hội và thiết chế xã hội ? Vì sao việc duy trì các thiết chế xã hội lại cần thiết đối với sự tồn tại của nhóm xã hội, cộng đồng xã hội và tổ chức xã hội ?

Phân tích phạm trù tổ chức xã hội ?

- Khái niệm: Tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết của những cá nhân nào đó để tiến hành hoạt động xã hội nhằm đạt tới mục đích nhất định

- Đặc trưng:
+ Tổ chức xã hội được lập ra có chủ định và mọi thành viên của nhóm đều tự ý thức rằng sự tồn tại của tổ chức là để đạt một mục đích nào đó
Ví dụ, trường học được chính quyền lập ra phục vụ cho những lợi ích xã hội và những người làm việc ở trường học cũng ý thức được mục đích tồn tại của nó.

Nhóm xã hội được xem là tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội, tức là có quan hệ lãnh đạo - phục tùng, có những cá nhân có khả năng điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn. Nói cách khác, trong các nhóm này có người nhiều quyền lực và những người ít quyền lực hơn. Họ được phân bố trong mạng lưới các quan hệ quyền lực theo thứ bậc trên - dưới, cao - thấp.

Cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực, tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò. Mỗi một thành viên của tổ chức xã hội có vị thế xác định trong nhóm. Họ đã là thành viên của tổ chức thì bao giờ họ cũng được trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, dù họ là những người đứng thấp nhất trong thang bậc quyền lực của tổ chức. Để thực hiện tốt các trách nhiệm và vị thế của từng thành viên, tổ chức xã hội cũng đặt ra cho những thành viên này một tập hợp hành vi được phép làm và những hành vi không được làm.

+ Vai trò của các thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo sự yêu cầu của tổ chức. Nhưng nếu mọi người tự phát thực hiện các vai trò này thì có thể dẫn đến sự rối loạn hoạt động. Chính vì lẽ đó, trong mọi tổ chức luôn có những quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò. Những quy tắc này sẽ phối hợp việc thực hiện vai trò của các thành viên khiến cho tổ chức hoạt động được nhịp nhàng, ổn đinh.

Phần lớn các mục đích và các mối quan hệ của tổ chức được chính thức và công khai. Không chỉ lãnh đạo của tổ chức mà các thành viên, thậm chí cả người ngoài tổ chức đều có thể biết đến mục đích của phần nhiều các hoạt động của tổ chức. Các tương tác giữa các thành viên và các thành viên của tổ chức với bên ngoài phần nhiều dựa trên vị thế và vai trò của họ được thừa nhận một cách chính thức


- Phân loại
+ Căn cứ vào mức độ hình thức hóa của tổ chức
. Tổ chức chính thức: Tổ chức có quy tắc chặt chẽ và được pháp luật thừa nhận,chức năng quyền lợi, nghĩa vụ... của các thành viên được quy định một cách chặt chẽ theo thứ bậc, vị trí vai trò được xác định
. Tổ chức không chính thức: Tổ chức không có quy tắc chặt chẽ, không được pháp luật thừa nhận, thường được hình thành một cách tự phát

+ Căn cứ vào mục tiêu:
. Tổ chức xã hội ''có tổ chức'': Tổ chức quản lí (cơ quan, xí nghiệp...) và tổ chức liên kết
. Tổ chức ''không có tổ chức'' (tổ chức tự phát): Tổ chức liên hợp (gia đình, trường phái khoa học, nghệ thuật...) và tổ chức cư trú (làng xóm, khu phố...)

- Một số dạng của tổ chức xã hội tự nguyện
+ Hiệp hội tự nguyện
Hiệp hội tự nguyện là loại tổ chức xã hội thuộc nhóm xã hội không chính thức
Đặc điểm:
. Được lập ra vì lợi ích và nhu cầu của chính các thành viên
. Việc gia nhập hiệp hội của các thành viên là hoàn toàn tự nguyện
. Các hiệp hội này không có mối liên hệ trực tiếp với các cơ quan quản lí nhà nước các cấp

+ Tổ chức biệt lập
Tổ chức biệt lập là loại tổ chức xã hội được lập ra nhằm đáp ứng những lợi ích của nhà nước, tôn giáo hoặc một tổ chức xã hội nào đó
Đặc điểm:
. Những thành viên bị cô lập, tách biệt khỏi xã hội (một cách tương đối)
. Có nhiều luật lệ, quy tắc do xã hội và tổ chức biệt lập đặt ra để duy trì trật tự và hoạt động của tổ chức
. Có sự phân biệt quan hệ trên - dưới rất chặt chẽ và rõ ràng

+ Bộ máy công chức
Bộ máy công chức là một hệ thống thứ bậc của quyền lực , nghĩa vụ và trách nhiệm; là một tổ chức chính thức có thể sử dụng vào hoạt động để hướng tới những mục đích chuyên biệt. Vị trí, vai trò của các thành viên được sắp xếp theo một chương trình xác định trước, đem lại hiệu quả cao
Đặc điểm:
. Chuyên môn hóa: Mỗi thành viên chỉ thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ hẹp được ấn định theo quy chế
. Tiêu chuẩn và chất lượng: Mỗi thành viên trong hệ thống tổ chức đó phải đạt được những tiêu chuẩn và chất lượng tương ứng với vị trí, vai trò của mình 
. Quy tắc và điều tiết hoạt động được viết thành văn bản: Hệ thống bộ máy công chức điều hành hoạt động của các thành viên bằng các quy tắc, quy chế, điều lệ được ghi thành văn bản cụ thể, rõ ràng
. Thứ bậc, quyền lực: Mỗi cá nhân có vị trí theo thứ bậc trên dưới và kèm theo đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng
. Đối xử lãnh đạm: Các thành viên trong bộ máy công chức sống và làm việc theo nghĩa vụ, phận sự, họ ít có tình cảm gần gũi với nhau.


Phân biệt giữa tổ chức xã hội và thiết chế xã hội ?

- Khái niệm: 

+ Tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết của những cá nhân nào đó để tiến hành hoạt động xã hội nhằm đạt tới mục đích nhất định
+ Thiết chế xã hội là một hình thức tổ chức cộng đồng của con người trong quá trình tiến hành các hoạt động xã hội, bao gồm những quy định ràng buộc mọi cá nhân, mọi nhóm xã hội phải thừa nhận và tuân thủ. Đó chính là một hệ thống các quan hệ xã hội ổn định, tạo nên những khuôn mẫu xã hội, được xã hội thừa nhận nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của xã hội

- Đặc trưng:
Tổ chức xã hội
+ Tổ chức xã hội được lập ra có chủ định và mọi thành viên của nhóm đều tự ý thức rằng sự tồn tại của tổ chức là để đạt một mục đích nào đó
Ví dụ, trường học được chính quyền lập ra phục vụ cho những lợi ích xã hội và những người làm việc ở trường học cũng ý thức được mục đích tồn tại của nó.

Nhóm xã hội được xem là tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội, tức là có quan hệ lãnh đạo - phục tùng, có những cá nhân có khả năng điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn. Nói cách khác, trong các nhóm này có người nhiều quyền lực và những người ít quyền lực hơn. Họ được phân bố trong mạng lưới các quan hệ quyền lực theo thứ bậc trên - dưới, cao - thấp.

Cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực, tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò. Mỗi một thành viên của tổ chức xã hội có vị thế xác định trong nhóm. Họ đã là thành viên của tổ chức thì bao giờ họ cũng được trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, dù họ là những người đứng thấp nhất trong thang bậc quyền lực của tổ chức. Để thực hiện tốt các trách nhiệm và vị thế của từng thành viên, tổ chức xã hội cũng đặt ra cho những thành viên này một tập hợp hành vi được phép làm và những hành vi không được làm.

+ Vai trò của các thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo sự yêu cầu của tổ chức. Nhưng nếu mọi người tự phát thực hiện các vai trò này thì có thể dẫn đến sự rối loạn hoạt động. Chính vì lẽ đó, trong mọi tổ chức luôn có những quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò. Những quy tắc này sẽ phối hợp việc thực hiện vai trò của các thành viên khiến cho tổ chức hoạt động được nhịp nhàng, ổn đinh.

Phần lớn các mục đích và các mối quan hệ của tổ chức được chính thức và công khai. Không chỉ lãnh đạo của tổ chức mà các thành viên, thậm chí cả người ngoài tổ chức đều có thể biết đến mục đích của phần nhiều các hoạt động của tổ chức. Các tương tác giữa các thành viên và các thành viên của tổ chức với bên ngoài phần nhiều dựa trên vị thế và vai trò của họ được thừa nhận một cách chính thức

Thiết chế xã hội
+ Thiết chế xã hội bao gồm những giá trị cơ bản được xác lập có tính bền vững. Các khuôn mẫu hành vi trong thiết chế đó trở thành một phần truyền thống văn hóa của một cộng đồng xã hội
+ Mục tiêu chung của thiết chế được đa số các thành viên xã hội thừa nhận, cho dù thành viên đó trực tiếp tham gia hay không tham gia vào thiết chế đó
+ Mỗi thiết chế vừa có tính độc lập tương đối vừa có mối liên hệ tương tác với các thiết chế khác. Vì vậy, khi có sự biến đổi cơ cấu tổ chức hay khuôn mẫu hành vi của một thiết chế nào đó có thể tác động đến sự biến đổi của các thiết chế khác

- Phân loại
Tổ chức xã hội
+ Hiệp hội tự nguyện
+ Tổ chức biệt lập
+ Bộ máy công chức

Thiết chế xã hội
Thiết chế gia đình+ Thiết chế giáo dục+ Thiết chế kinh tế+ Thiết chế chính trịThiết chế tôn giáo


Vì sao việc duy trì các thiết chế xã hội lại cần thiết đối với sự tồn tại của nhóm xã hội, cộng đồng xã hội và tổ chức xã hội ?

Thiết chế được hiểu là toàn bộ các quy định chi phối một tổ chức, một đoàn thể.

Thiết chế xã hội là một hình thức tổ chức cộng đồng của con người trong quá trình tiến hành các hoạt động xã hội, bao gồm những quy định ràng buộc mọi cá nhân, mọi nhóm xã hội phải thừa nhận và tuân thủ. Đó chính là một hệ thống các quan hệ xã hội ổn định, tạo nên những khuôn mẫu xã hội, được xã hội thừa nhận nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của xã hội

Vai trò của thiết chế xã hội đối với nhóm xã hội, cộng đồng xã hội và tổ chức xã hội giống như vai trò của pháp luật đối với nhà nước, mất đi thiết chế xã hội thì xã hội sẽ trở nên rối loạn, nhóm xã hội, cộng đồng xã hội và tổ chức xã hội không thể tồn tại, duy trì và phát triển.

Các thiết chế đã tạo ra các khuôn mẫu hành vi (khuôn mẫu tác phong) có sẵn và mang tính cho các cá nhân xã hội và gia nhập vào đời sống xã hội
Thiết chế xã hội đã đưa ra các khuôn mẫu vai trò xã hội hay các chuẩn mực của các vai trò cho các cá nhân giúp họ thực hiện các vai trò theo yêu cầu của xã hội hay những đội của những người xung quanh cũng như họ có thể phát huy khả năng và tính sáng tạo của mình.
Thiết chế xã hội kiểm soát hành vi và việc thực hiện vai trò xã hội của cá nhân

Mỗi thiết chế đều có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội. Sự nảy sinh thiết chế xã hội là do điều kiện khách quan nhất định, biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế - xã hội. Bản thân của thiết chế xã hội có sự độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế - xã hội. Tính không hiệu quả của các thiết chế xã hội, sự tác động không hài hòa của chúng, việc chúng không có khả năng tổ chức các lợi ích xã hội, không thu xếp được một cách đúng theo trật tự sự vận hành của các mối liên hệ xã hội là dấu hiệu nói lên sự khủng hoảng của xã hội. Để khắc phục tình trạng này, cần phải cải tiến cơ bản bản thân các phương thức và cơ chế hoạt động của chúng.
Thiết chế xã hội được tổ chức thành cơ cấu. Các yếu tố tạo thành thiết chế xã hội có khuynh hướng kết hợp lại với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Khi thiết chế xã hội càng phức tạp, thì xã hội càng phát triển, và như vậy nó xác định vị trí, vai trò của cá nhân càng rõ ràng. Mỗi một thiết chế xã hội có một đối tượng riêng để hướng tới phục vụ, nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan tới đối tượng. Để đạt được điều đó mỗi thiết chế lại có một chức năng. Mỗi một thiết chế tự nó được cấu trúc ở mức cao và được tổ chức xung quanh hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quy tắc, khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận.










Comments