Nội dung thảo luận Luật DS 1

KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ
         BỘ MÔN LUẬT KINH TẾ
 


VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
(Tất cả SV đọc, nghiên cứu, tìm hiểu)
CHƯƠNG 1
1. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự? So sánh với đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính?
          2. Phân biệt giữa Luật Dân sự với Luật Lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng dân sự?
          3. Phân biệt giữa ngành Luật Dân sự và Khoa học pháp luật dân sự?
4. Làm rõ các loại nguồn của Luật Dân sự?
          5. Vấn đề áp dụng luật dân sự, áp dụng tập quán và áp dụng tương tự luật dân sự? Cho ví dụ?
CHƯƠNG 2
          1. Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật dân sự? Cho ví dụ?
          2.  Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự? Cho ví dụ?
          3. Vấn đề năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân?
          4. Phân biệt giữa mất NLHVDS với hạn chế NLHVDS và người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi?
          5. Phân biệt giữa trường hợp bị tuyên bố mất tích với tuyên bố chết?
          6. Vấn đề giám hộ cùa cá nhân? So sánh giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử?
          7. Phân tích điều kiện của pháp nhân?
          8. Các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự: Nhà nước; hộ gia đình; tổ hợp tác và tổ chức không có tư cách pháp nhân?
          8. Vấn đề trách nhiệm tài sản của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự?
          9. So sánh giữa năng lực chủ thể của pháp nhân với năng lực chủ thể của cá nhân?
         
CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
1. Mục tiêu đánh giá
- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến cá nhân bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố cá nhân đã chết; Pháp nhân, đại diện của pháp nhân, trách nhiệm dân sự của pháp nhân.
- Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm;
- Rèn luyện kỹ năng viết.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình (Trong buổi thảo luận, một nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện);
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề pháp lý;
2. Yêu cầu
          - Bài tập thảo luận nhóm được trình bày trên khổ giấy A4, có bìa ghi tên nhóm, tên môn học, bảng phân công công việc trong nhóm, ngày họp nhóm. (bản word)
          - Bài thuyết trình được trình bày bằng Power Point và file bài tập thảo luận nhóm được gửi cho giảng viên trước buổi thảo luận qua địa chỉ email: tuebaphuongthuy@gmail.com hoặc các em tự chuẩn bị mang máy tính đi
          - Các nhóm không làm phải tập cũng phải đọc, tìm hiểu nội dung bài tập, chuẩn bị câu hỏi để phản biện, góp ý cho nhóm phụ trách.
          - Mỗi nhóm chỉ chọn 1 bài thảo luận đăng ký với lớp trưởng. Một bài thảo luận đã có nhóm đăng ký làm rồi thì nhóm khác không làm. Nhóm nào chưa làm bài đợt thảo luận này sẽ làm vào đợt sau.
Bài 1:
a)  Lý thuyết
          - Điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về cá nhân - chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự (NLPL và NLHV)?
          - So sánh giữa năng lực chủ thể của pháp nhân với năng lực chủ thể của cá nhân?
b) Tình huống 1: Cá nhân - chủ thể của QHPLDS, giám hộ
Bà Chim (sinh năm 1936) và ông Mừng (chết năm 1976) có ba người con là Rảnh (sinh năm 1960), Rang (sinh năm 1962) và Rồi (sinh năm 1969). Bà Rồi chưa có chồng nhưng có hai con là Thanh (sinh năm 2007) và Thi (sinh đầu năm 1993 và bị câm điếc). Năm 2016, bà Rồi chết trong một tai nạn giao thông và để lại một số tài sản trong đó có căn nhà tại số 7/1S Quang Trung. Tháng 01/2017, Tòa án xác định bà Chim mất năng lực hành vi dân sự do cao tuổi và UBND Phường đã công nhận bà Rảnh là giám hộ cho bà Chim, chị Thi và cháu Thanh. Tháng 11/2017, ông Rang yêu cầu thay đổi người giám hộ (ông giám hộ thay cho bà Rảnh) để được quản lý căn nhà trên và tranh chấp phát sinh.
Hỏi:
1. Trong trường hợp nào cá nhân được xác định là mất năng lực hành vi dân sự? Việc Tòa án xác định bà Chim mất năng lực hành vi dân sự do cao tuổi có thuyết phục không? Tại sao?
2. Ngay sau khi bà Rồi chết, cháu Thanh có là người được giám hộ không và có thuộc trường hợp phải có người giám hộ không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
3. Việc UBND công nhận bà Rảnh làm giám hộ cho cháu Thanh có phù hợp với BLDS không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
4. Bà Chim có thuộc trường hợp phải có người giám hộ không? Việc UBND công nhận bà Rảnh làm giám hộ cho bà Chim có phù hợp với BLDS không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
5. Việc bà Rảnh giám hộ cùng một lúc cho nhiều người có phù hợp với BLDS không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
6. Trong trường hợp nào được thay đổi giám hộ? Yêu cầu thay đổi giám hộ của ông Rang có được chấp nhận không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
7. Ông Rang và bà Rảnh có thể cùng là người giám hộ cho cháu Thanh không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
8. Trong trường hợp nào cá nhân bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
9. Chị Thi có được coi là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
10. Trong trường hợp nào giám hộ chấm dứt? Ngày nay, việc giám hộ của chị Thi đã chấm dứt chưa? Vì sao?
Bài 2:
a) Lý thuyết
          Phân biệt giữa tuyên bố mất tích và tuyên bố chết?
b) Tình huống 2: Tuyên bố chết
Anh Phạm Quang Hải là thuyền viên của công ty Cổ phần Vận tải biển và xuất nhập khẩu Quảng Ninh, ngày 03/5/2015, anh Hải được công ty điều động đến nhận bàn giao toàn bộ công việc tại tàuVân Đồn 2. Ngày 26/12/2015, trên đường hành trình đi từ Kemaman (Malaysia) về thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam không may tàu Vân Đồn 2 bị tai nạn lúc 2h49’, tàu bị chìm trong vùng biển Việt Nam. Sau khi tổ chức phối hợp tìm kiếm cứu nạn, 12 thuyền viên của tàu Vân Đồn 2 được cứu sống, 04 thi thể thuyền viên mắc kẹt trong tàu tìm thấy được Viện khoa học hình sự Bộ công an xác định danh tính. Còn lại 07 thuyền viên chưa tìm thấy, trong đó có anh Phạm Quang Hải sinh năm 1978, An Đồng, An Dương, Hải Phòng.
Hỏi:
1) Tháng 01/2017, ông Phạm Quang Phúc là bố đẻ của anh Hải muốn làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện An Dương tuyên bố anh Phạm Quang Hải chết. Tư vấn cho ông Phúc về điều kiện tuyên bố chết?
2) Theo quan điểm của nhóm, TA sẽ tuyên bố anh Hải chết từ khi nào? Giải thích?
- Tuyên bố anh Hải chết từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực;
-  Anh Hải chết từ ngày tai nạn xảy ra
- Anh Hải chết từ ngày đầu tiên sau hai năm tai nạn xảy ra chấm dứt.
Bài 3:
a) Lý thuyết
          - So sánh quy định về pháp nhân trong BLDS năm 2005 với BLDS năm 2015?
          - Điểm mới của BLDS năm 2015 về hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân?
b) Tình huống 3: Pháp nhân - chủ thể của QHPLDS
          Trích Quyết định số 251/2007/GĐT-DS ngày 14/12/2007 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa các đương sự (nghĩa vụ của pháp nhân và vai trò của thành viên)
          Ngày 31/12/2004, ông Ngô Văn Nhạn là chủ nhiệm HTX Thọ Mỹ Hưng và ông Đặng Hòa Bình là thủ quỹ HTX đã đến gia đình bà Đặng Thu Hà để vay số tiền là 35.000.000 đồng. Đến ngày 29/01/2005, ông Võ Thành Luông là phó chủ nhiệm HTX và ông Nguyễn Tiến Minh Em là kế toán trưởng đến vay tiếp số tiền 25.000.000 đồng. Tổng cộng hai lần vay là 60.000.000 đồng với lãi suất thỏa thuận là 0,4%/tháng, khi vay các bên có làm biên bản, sau đó HTX có trả được 3.785.000 đồng tiền lãi.
          Do không tiếp tục trả được nợ gốc và lãi, ngày 9/11/2005, bà Hà đã làm đơn khởi kiện đến TAND huyện Phú Tân, tỉnh An Giang để yêu cầu ông Nhạn, ông Luông, ông Minh Em và ông Hòa Bình phải tra nợ tiền gốc và lãi theo thỏa thuận.
          Được biết các bị đơn nêu trên đều nhân danh HTX đi vay và đều có nhập tiền vào quỹ của HTX và sử dụng cho các chi phí chung của HTX. Tính đến thời điểm tranh chấp, Ban quản trị HTX mới đã thay thế vai trò quản lý điều hành HTX của các bị đơn nêu trên. Ban quản trị HTX mới không chịu thực hiện các khoản nợ vay trên mà chỉ thực hiện phần tiền là 17.552.000 đồng vì nhận bàn giao từ Ban chủ nhiệm cũ của HTX.
Hỏi:
1. Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân ?
2. Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
3. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
4. Ai là người xác lập hợp đồng vay với bà Hà? Những người này vay cho cá nhân họ hay cho Hợp tác xã? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
5. Những người vay trực tiếp bà Hà với tư cách đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền của Hợp tác xã? Vì sao?
6. Những người trực tiếp vay tiền của bà Hà có là thành viên của Hợp tác xã không?
7. Các thành viên của pháp nhân có phải chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
8. Theo anh (chị) những người trực tiếp nhận tiền của bà Hà có phải chịu trách nhiệm trả nợ cho bà Hà không? Tại sao?
9. HTX có trách nhiệm trả nợ cho bà Hà không? Tại sao?
Bài 4:
a) Lý thuyết: Điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 về giám hộ? So sánh giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử?
b) Tình huống 4: Giám hộ
          Năm 2006, chị Liên và anh Hùng đăng ký kết hôn và có 2 con chung là cháu Cường (2006) và cháu Thủy (2008). Năm 2012, chị Liên bị phát hiện bị lao màng não và chữa trị không khỏi. Tháng 2/2017, trên cơ sở kết quả khám chữa bệnh của chị Liên, TAND ra Quyết định tuyên bố chị Liên bị mất năng lực hành vi dân sự.
          Trong thời gian chị Liên bị bệnh, anh Hùng chồng chị không những không chăm lo quan tâm tới vợ mà còn chung sống với người khác và có con riêng là cháu Bảo (sinh năm 2014). Hỏi:
          1. Ai là người giám hộ đương nhiên cho chị Liên? Giải thích?

          2. Mẹ chị Liên muốn thay đổi giám hộ cho chị Liên có được không? Tại sao? Hãy tư vấn cho mẹ chị Liên để bảo vệ quyền lợi của chị Liên trong trường hợp này?

Comments